Miền Nam

0917.932.788 - 0917.495.778

Miền Bắc

0944.861.788 - 0888.304.788

Email

vantaiphuoctan@gmail.com

Thời Gian Làm Việc

Thứ Hai - Thứ Bảy : 8h - 17h

Thông Tin

Consignee là gì? Những thông tin cần biết về consignee

Bạn đang tìm hiểu về ngành xuất  nhập khẩu hàng hóa và có rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành tiếng anh mà nếu bạn không phải người trong ngành thì chắc chắn không thể hiểu được. Trong số đó không thể không nhắc đến một thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm đó là “Consignee. Vậy Consignee là gì? Consignee có vai trò gì, có gì khác biệt với buyer cũng như có mối liên quan như thế nào với Notify party. Bài viết này công ty Phước Tấn sẽ cho bạn biết câu trả lời chi tiết!


Consignee là gì? 


Consignee là viết tắt của cụm từ Cnee, trong xuất nhập khẩu định nghĩa là “người nhận hàng” đồng thời cũng là người mua hàng (buyer) theo vận đơn đích danh. Có nghĩa là khi xuất hiện trên vận đơn sẽ ghi rõ tên tuổi địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn. Consignee hoàn toàn không phải là người mua hàng theo vận đơn vô danh.


Dễ hiểu bạn có thể hiểu “Consignee” chính là người nhận hàng thực của lô hàng, đơn hàng đó.


consignee là gì
CONSIGNEE LÀ GÌ?


Một số lưu ý khi sử Consignee


Khi sử dụng Consignee bạn cần lưu ý một số điểm như sau:


  • Đối với các vận đơn trong vận chuyển hàng hóa đường biển phải điền đầy đủ thông tin consignee như sau: Tên consignee, địa chỉ của consignee, số điện thoại, fax, email…
  • Consignee có thể là buyer hoặc không phải là buyer. Ví dụ với vận đơn to order ( vận đơn vô danh) thì miễn là người nào cầm bill sẽ nhận được hàng, tức họ là consignee.
  • Trong hầu hết các đơn vận tải biển thì consignee cũng chính là notify party, còn với vận đơn to order (vận đơn vô danh) là vận đơn không ghi tên người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh, vận đơn này chuyển nhượng bằng cách trao tay vì ai cầm vận đơn đều có thể nhận được hàng.


Notify party  là gì?


Notify party là người nhận thông báo hàng đến khi tàu đã cập cảng đến. Notify party có thể là consignee hoặc không phải consignee. Trách nhiệm của notify party trên thực tế thì đó chính là nhận giấy thông báo hàng đến, sau đó chủ thể này sẽ gửi thông tin này đến người nhận hàng là consignee đến nhận hàng.


Notify party và consignee có nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau nhưng với những người mới vào nghề rất khó có thể phân biệt được hai khái niệm này. Tuy nhiên trong đa số các vận đơn thì notify party cũng chính là consignee


Phân biệt nhanh shipper consignee và seller buyer


Cách phân biệt giữa “Consignee – Shipper”“Seller – Buyer” cũng được rất nhiều người quan tâm. Nếu không nắm rõ các khái niệm này thì khả năng nhầm lẫn chức năng của chúng vô cùng lớn, bạn rất khó có thể sử dụng chính xác chúng trong quá trình làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ:


  • Đối với các hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là Seller hoặc Export. Khi phát hành thư tín dụng thanh toán (letter of credit), người bán không được gọi là seller mà được gọi là Beneficiary (người thụ hưởng) và người mua được gọi là Remitter – nghĩa là người thanh toán hoặc người gửi tiền.
  • Còn trong các trường hợp phát hành vận đơn Bill of lading thì người bán được gọi là Shipper, người mua được gọi là Consignee.
  • Một vài trường hợp sẽ có nhiều doanh nghiệp tìm được đối tác để xuất – nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, lúc này sẽ cần một đơn vị thứ 3 đứng ra làm người trung gian làm dịch vụ gửi hàng. Như vậy, bên xuất khẩu sẽ cần nắm rõ ai là người bán, ai là người mua, tránh xảy ra các tình trạng gửi nhầm hàng hoặc các rắc rối không mong muốn và shipper chỉ là đơn vị trung gian đứng ra mua hàng và shipper sẽ bán hàng cho nhà nhập khẩu. Bên người mua cũng có thể nhờ đến các công ty Forwarder (FWD) đứng ra nhận hàng nhằm đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ, giảm chi phí,…


 


Mối liên hệ giữa Notify party và Consignee


 


“Notify party” và “Consignee” đôi khi có vai trò giống nhau, nhất là đối với vận tải đường biển. Trong rất nhiều trường hợp hai khái niệm này lại có nhiệm vụ khác nhau. Mối liên quan giữa Notify party và Consignee có thể được thể hiện như sau:


  • Ví dụ khi Notify Party là Forwarder người số 1, Consignee là “To order hay to order of shipper” thì Forwarder người số 1 này sẽ có quyền được nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng cho người nhận cuối tại địa điểm đến trước khi vận đơn ký hậu được giao. Lúc này, Company số 2 có thể là người nhận hàng cuối cùng được hãng tàu thông báo khi hàng đang chuẩn bị đến cảng đích…
  • Nếu Consignee là “To order of Bank C” còn Notify là Forwarder A thì việc nhận hàng, thông quan nhập khẩu và giao hàng sẽ dành cho người nhận hàng cuối cùng còn Company B cũng có thể là người nhận hàng cuối khi hãng tàu thông báo. Khi nhận được thông báo hàng đến, người mua sẽ thanh toán cho ngân hàng phát hành của người nhận khoản phí như thỏa thuận theo hợp đồng mua bán và nhận vận đơn ký hậu bản gốc để lấy hàng.
  • Nếu Notify là Forwarder A, consignee là Company B thì Forwarder có quyền nhận hàng tại điểm đến.
  • Nếu Notify là Cá nhân, Consignee cũng là cá nhân, consignee và shipper có thể trùng. Với trường hợp mặt hàng đó là vật dụng của cá nhân thì người được nhận hàng cuối cùng.


Dựa vào tình huống cụ thể áp vào theo các quy định và các điều khoản của nội dung hợp đồng mua bán, thương mại mà các thuật ngữ này sẽ được sử dụng khác nhau, mang ý nghĩa và vai trò khác nhau.


Trên đây là các  thông tin cơ bản về Consignee là gì và các cách cơ bản để phân biệt “Consignee”“Buyer”; Mối liên hệ giữa Consignee và Notify party mà vận tải Phước Tấn mang đến cho các khách hàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các khách hàng hiểu rõ các thuật ngữ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!


 

Scroll to Top