FCA là gì? FCA thuộc nhóm F trong 11 điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010. Nếu bạn đã và đang làm các công việc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì chắc chắn sẽ hiểu rõ các vấn đề liên quan đến FCA. Trong bài viết này vận tải Phước Tấn sẽ giúp những khách hàng chưa hiểu nằm rõ hơn về khái nhiệm FCA là gì và vai trò của FCA trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng mình tìm hiểu nhé!
FCA là gì?
“FCA” viết tắt của cụm từ Free Carrier nghĩa là giao cho người chuyên chở. Đây là một thuật ngữ sử dụng trong thương mại quốc tế; Đây là một điều kiện của Incoterms . Theo điều kiện này thì người xuất khẩu chịu trách nhiệm cho việc đóng gói hàng hoá và xếp hàng lên thiết bị chuyên chở tại vị trí đã được chỉ định, ví dụ như bến cảng hoặc nhà xe của đơn vị vận tải.
FCA ngày nay được sử dụng rộng rãi trong mọi phương thức vận chuyển như: vận chuyển đường sắt, đường biển, đường hàng không.
Các nội dung của điều kiện FCA
Điều kiện “FCA” quy định rõ trách nhiệm của các bên trong quá trình giao nhận hàng hóa. Theo điều kiện FCA thì bên bán có trách nhiệm giao lô hàng đã được thông quan cho người mua tại địa điểm được chỉ định.
Theo điều kiện của FCA thì trách nhiệm tìm đơn vị vận tải của đơn hàng khi vận chuyển thuộc về người mua và địa điểm giao hàng có thể là cơ sở của người bán hay các kho ngoại quan, cảng, sân bay,…
Phân chia trách nhiệm trong hợp đồng FCA
Trách nhiệm của phía bên người bán
Theo điều kiện “FCA” thì người bán hàng phải hoàn thành các trách nhiệm sau:
- Phải thanh toán toàn bộ các chi phí cho việc sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hoá, kiểm định chất lượng hàng, đóng gói hàng hoá của đơn hàng cần vận chuyển.
- Người bán phải sắp xếp và tổ chức vận chuyển cho lô hàng để vận chuyển hàng hóa an toàn đến nơi mà người mua chỉ định để đưa hàng lên tàu, sẵn sàng xuất đi.
Trách nhiệm của người mua
Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm chỉ định về kho của mình. Người mua hàng phải:
Thuê phương tiện vận tải quốc tế (máy bay, tàu biển)
- Local charge đầu xuất
- Local charge đầu nhập
- Thông quan hàng nhập khẩu
- Đóng thuế nhập khẩu
- Trucking tại đầu nhập về kho của người mua
- Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua.
Hướng dẫn cách sử dụng của điều kiện FCA
Về phương tiện vận tải
Điều kiện FCA quy định mọi phương thức vận tải đều có thể tham gia. Khách hàng có thể kết hợp nhiều phương thức vận tải lại với nhau để lên được phương án tối ưu.
Điểm chuyển giao hàng hóa và rủi ro của hàng hóa
Theo điều kiện FCA thì hàng hóa được giao cho người mua bằng 2 cách:
Cách 1: Nơi giao hàng là cơ sở của người bán.
Cách 2: Nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán.
Dù theo cách nào thì địa điểm chuyển giao rủi ro cho hàng hóa đều được tính là địa điểm người bán giao hàng cho người mua. Tính từ thời điểm này mọi chi phí người mua sẽ phải chịu.
Nơi giao hàng và địa điểm giao hàng hóa
Các bên cần thống nhất địa điểm giao hàng theo chỉ định. Địa điểm giao hàng càng chi tiết, cụ thể thì hàng hóa khi vận chuyển càng thuận lợi.
Trường hợp hai bên không xác định địa điểm giao hàng cụ thể trước thì người bán có thể tùy chọn một địa điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình.
Nghĩa vụ thông quan xuất nhập khẩu
Theo điều kiện này người bán phải thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
Lưu ý với các trường hợp hàng hóa được quá cảnh tại nước thứ 3 thì người bán không có trách nhiệm thông quan và trả bất kỳ khoản chi phí xuất nhập khẩu hàng nào cả.
Vận đơn với dấu On – Board trong FCA
Điều kiện FCA có thể cho một phương thức vận tải hoặc nhiều phương thức vận khác nhau kết hợp cùng tham gia.
So sánh điều kiện FCA và FOB
Dưới đay là một vài điểm đáng nhắc tới khi khách hàng so sánh hai điều kiện FOB và điều kiện CFA trong điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2010.
- Đối với điều kiện FOB quy định rằng người bán cần giao hàng lên boong tàu. Tuy nhiên thì hàng hóa đa số hàng container đều phải hạ tại bãi tập kết cầu cảng hoặc kho hàng lẻ. Trong trường hợp hàng được giao đến cầu cảng hoặc kho hàng lẻ mà xảy ra các tổn thất ngoài ý muốn thì tranh chấp giữa bên bán và bên mua có thể xảy ra. Như vậy, người bán nên quy định rõ thời gian và địa điểm chuyển giao rủi ro cho người mua.
- Đối vvới điều kiện FCA, cả 2 bên sẽ thoả thuận rằng bên mua có trách nhiệm xếp và chất hàng lên phương tiện chuyên chở được cung cấp bởi người bán. Như vậy, rủi ro sẽ đươc giảm thiểu trong suốt quá tình chuyển giao hàng hoá giữa hai bên.
Trên đây là những thông tin cần biết về điều kiện FCA. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc và mơ hồ về khái niệm này liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé. Hy vọng những thông tin mà Công ty TNHH vận tải Phước Tấn cung cấp sẽ giúp bạn ứng dụng vào thực tế để quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.