Miền Nam

0917.932.788 - 0917.495.778

Miền Bắc

0944.861.788 - 0888.304.788

Email

vantaiphuoctan@gmail.com

Thời Gian Làm Việc

Thứ Hai - Thứ Bảy : 8h - 17h

Thông Tin

Giá CIF là gì? Trách nhiệm của các bên trong điều khoản CIF

Giá CIF là gì? Trách nhiệm của các bên được quy định như thế nào trong điều khoản CIF? Nắm rõ các quy tắc thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương là điều cơ bản đối với những ai đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong bài viết dưới đây, Phước Tấn vận tải sẽ cung cấp đến cho quý khách hàng những vấn đề liên quan đến giá CIF mà quý khách đang muốn tìm hiểu.


Giá CIF được hiểu như thế nào?


CIF được viết tắt từ Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nội dung của CIF quy định rằng người bán hàng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên lại phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích.


  • CIF là một thuật ngữ giao hàng khi mua bán hàng hóa quốc tế
  • CIF thường được viết liền với tên cảng nào đó, thường là cảng đích đến
  • Các điều khoản CIF chỉ áp dụng vận tải biển và thuỷ nội địa.
  • Cấu trúc tên gọi: CIF + Tên cảng đến, phiên bản Incoterms.


giá cif là gì
GIÁ CIF LÀ GÌ VÀ ĐIỀU KIỆN CIF


Cách tính giá CIF


Cách tính giá CIF(Giá nhập)


  • Công thức tính giá CIF


Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển


  • Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:
  • CIF = (C+F) / (1-R)

  • I = CIF x R


Trong đó


  • I: phí bảo hiểm
  • C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB )
  • R: tỷ lệ phí bảo hiểm(do công ty bảo hiểm quy định)
  • F: giá cước vận chuyển
  • Lưu ý: Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.


Ví dụ:


Công ty A nhập khẩu mỹ phẩm là nước hoa với số lượng 1.000 lọ của một doanh nghiệp nước ngoài B có giá FOB là 2.000USD/ lọ. Lô hàng này phải chịu chi phí vận chuyển là 20USD/ lọ. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Hải Phòng. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?


Lời giải:


Số tiền bảo hiểm:


  • Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1.000 chiếc x 2.000 USD = 2.000.000 USD
  • Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài B là: 1.000 chiếc x 20 USD = 20.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm điều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R


Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định


  • Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:


CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD


  • Số tiền bảo hiểm(STBH) là = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD


Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Hải Phòng là 0.37 %


  • Phí hàng hóa ( nước hoa): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD
  • Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %
  • Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD


Ý nghĩa của giá CIF trong hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu


Trong quan hệ thương mại quốc tế, nước xuất khẩu nên sử dụng giá CIF vì sử dụng giá CIF sẽ đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể:


  • Quốc gia xuất khẩu thu được tiền bảo hiểm và cước phí vận chuyển, từ đó tăng thu ngoại tệ và giúp ổn định cán cân thương mại.
  • Bên xuất khẩu chủ động trong việc thuê phương tiện cũng như thời gian vận chuyển.
  • Giải quyết việc làm giúp các ngành vận tải và bảo hiểm trong nước phát triển.
  • Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn nhận được một khoản hoa hồng từ bảo hiểm, cước vận chuyển.


Tuy nhiên những lợi ích trên chỉ đạt được khi các công ty bảo hiểm và vận chuyển trong nước có khả năng cạnh tranh cao để bảo toàn toàn bộ lợi nhuận trong nước mà không chảy ra nước ngoài.


Trách nhiệm của các bên khi thực hiện xuất nhập khẩu theo điều kiện CIF là gì?


Dựa theo khái niệm CIF là gì phía trên, chúng ta có thể thấy rõ ngay vai trò và trách nhiệm của các bên khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương theo điều khoản này.


* Đối với bên bán:


Khi sử dụng điều khoản CIF, bên bán có trách nhiệm phải vận chuyển hàng từ kho ra tới bến cảng, sắp xếp hàng hóa lên tàu. Ngoài ra, người bán cũng có trách nhiệm phải tìm kiếm đơn vị vận chuyển (book tàu biển) để gửi hàng hóa từ cảng xếp đến cảng dỡ. 


Chi tiết trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng CIF bao gồm:


  • Mang hàng đến cảng và xếp hàng lên tàu.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện đảm bảo tối thiểu.
  • Thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa.
  • Chịu trách nhiệm về hàng hóa nếu có tổn hại tại điểm cảng xếp.
  • Làm các thủ tục thông quan, xuất khẩu hàng hóa. 
  • Cung cấp thông tin, chứng từ hàng hóa cho bên bán.
  • Thông báo về tình trạng hàng hóa cho bên mua sau khi hàng đã lên tàu và gửi đi.


* Đối với bên mua


Người mua sẽ tiến hành nhận hàng tại cảng dỡ, làm các thủ tục thông quan nhập khẩu, thuế và hoàn thiện các công tác cuối cùng để đưa hàng về kho của người mua.


Chi tiết trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng CIF bao gồm:


  • Làm thủ tục thông quan và đóng thuế nhập khẩu hàng hóa (nếu có).
  • Nhận hàng tại cảng dỡ.
  • Chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa sau khi hàng được được xếp hết lên tàu chở hàng.
  • Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng.
  • Chịu các chi phí local tại cảng dỡ hay các chi phí vận chuyển phát sinh từ cảng về kho người mua.
  • Người mua cần báo thông tin cảng dỡ chính xác cho bên bán.


 


Hy vọng bài viết trên của vận tải Phước Tấn sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn định nghĩa CIF là gì cũng như các kiến thức căn bản khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương theo điều khoản dạng này.


 

Scroll to Top