Miền Nam

0917.932.788 - 0917.495.778

Miền Bắc

0944.861.788 - 0888.304.788

Email

vantaiphuoctan@gmail.com

Thời Gian Làm Việc

Thứ Hai - Thứ Bảy : 8h - 17h

Thông Tin

HBL là gì?

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chúng ta hay nghe thấy thuật ngữ “House bill of lading”, vậy nó là cái gì? Để giúp các bạn hiểu rõ về tác dụng, cách thức tạo và lưu hành HBL, quyền lợi của những bên được thể hiện trên HBL cũng như người nắm giữ HBL ra sao, Phước Tấn sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn qua nội dung bài viết này nhé.


HBL là gì?


House Bill of Lading hay HBL là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành, bạn có thể hiểu đơn giản nó là Vận đơn nhà.


HBL là một chứng từ cần thiết trong vận chuyển vì nó là sự xác nhận chính thức về việc nhận hàng đã được vận chuyển. Trên HBL thì người gửi hàng thường là người xuất khẩu còn người nhận hàng là người nhập khẩu.


Quá trình lô hàng sẽ được giao như sau: Nhà xuất khẩu -> Công ty giao nhận -> Nhà nhập khẩu


Ở nước ngoài, HBL có thể do một loại công ty vận chuyển là NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) – Chủ tàu không tàu phát hành. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chưa có loại hình này nên HBL được hiểu là của Forwarder cấp.


Công ty giao nhận sẽ phát HBL cho cho khách hàng khi ngay sau khi chủ hàng hoàn tất các công việc như: đóng hàng, giao hàng cho công ty giao nhận, hoàn thành các thủ tục quan quan xuất khẩu và đóng các khoản phí liên quan.


hbl là gì?
HBL LÀ GÌ?


Các đặc điểm chính của vận đơn HBL


  • Vận đơn nội bộ thường được phát hành trên định dạng vận đơn của người giao nhận hàng hóa;
  • Vận đơn nội bộ do người giao nhận phát hành và ký mà không chỉ rõ cơ quan ký tên là người vận chuyển hoặc với tư cách là đại lý của người chuyên chở. Trong một số trường hợp, các Công ty giao nhận ký HBL “với tư cách là người chuyên chở”, đặc biệt khi khách hàng của họ yêu cầu vận đơn tuân thủ các điều kiện thư tín dụng;
  • Vận đơn nội bộ (HBL) có thể có hoặc không phải tuân theo Quy tắc La Hay, Quy tắc Hague-Visby và COGSA của Hoa Kỳ (Đạo luật Vận chuyển Hàng hóa bằng Đường biển của Hoa Kỳ năm 1936.),…;
  • Vận đơn nội bộ do người giao nhận ký, và nó nêu các điều khoản và điều kiện vận chuyển đối với quan điểm của công ty giao nhận. Vận đơn nội bộ không có hợp đồng vận chuyển thực tế của người vận chuyển, do đó người gửi hàng ghi trên vận đơn chuyển nhà không được xác định trong hợp đồng vận chuyển thực tế của người vận chuyển.


Xem Thêm các dịch vụ khác của Phước Tấn:


Ưu Nhược Điểm của HBL trong xuất nhập khẩu hàng hóa


Ưu điểm


Vì trong house bill, bill gốc là do forwarder phát hành nên việc chỉnh sửa bill gốc rất dễ dàng, nhanh chóng. Có thể sửa theo bất cứ yêu cầu nào của shipper.


Nhược điểm


  • Vì bill gốc là do forwarder “in” ra và cấp cho shipper, Nếu có rủi ro xảy ra shipper đem bill gốc này lên hãng tàu thì hoàn toàn không có tính pháp lý để shipper “kiện” hãng tàu. Mình cho rằng các bạn nên dùng Master bill là an toàn nhất.
  • Sử dụng House bill tốn phí Handling (phí làm hàng) tại cảng đến.


House Bill sử dụng trong những trường hợp nào?


Thông thường việc phát hành và sử dụng House Bill là yêu cầu của người gửi hàng (Shipper) trong những trường hợp dưới đây:


  • Người gửi hàng (shipper ) có sự tin cậy vào công ty giao nhận vận chuyển đang phục vụ mình và cũng có thể là người đó không muốn lộ danh tính của mình cũng như là tên người nhận hàng thực thụ ( Consignee ) của mình trên vận đơn cũng như trên một số giấy tờ hay thủ tục khác.
  • Người nhận hàng thực thụ ( Consignee ) có những yêu cầu và đề nghị người gửi hàng ( shipper ) của mình để ghi một vài thông tin lên trên Bill nhằm mục đích thống nhất với bộ chứng từ, tuy nhiên hãng tàu lại không chấp thuận chuyện đó thì sẽ sử dụng vận đơn thứ cấp ( House Bill ).
  • Nhiều trường hợp việc giao hàng của tàu bị trì hoãn một số ngày nhất định, song trên thư tín dụng L/C thì lại bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển hàng và hãng tàu thì không đồng ý ký lùi thời hạn Bill thì việc sử dụng House Bill hoàn toàn có thể giúp bạn ký lùi được ngày bắt đầu giao hàng và được L/C chấp thuận.


Trong bài viết trên, Phước Tấn đã cùng bạn tìm hiểu về một trong hai vận đơn đường biển chính trong xuất nhập khẩu là House Bill of Lading (HBL) và các đặc điểm khác liên quan đến vận đơn này. Hy vọng bạn đã hiểu rõ và áp dụng thành công cho công việc của mình.


 

Scroll to Top