Miền Nam

0917.932.788 - 0917.495.778

Miền Bắc

0944.861.788 - 0888.304.788

Email

vantaiphuoctan@gmail.com

Thời Gian Làm Việc

Thứ Hai - Thứ Bảy : 8h - 17h

Thông Tin

Tuyến quốc lộ 1A có những đường cao tốc nào?

 


Quốc lộ 1A hay Quốc lộ 1, Đường 1 (viết tắt QL1A, QL1) còn được gọi là Con đường cái quan, Con đường thiên lý hay Con đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn nằm trong địa phận huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà NộiĐà NẵngThành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ nên nó còn được gọi là quốc lộ xuyên Việt hay tuyến đường huyết mạch. Nằm rất gần với quốc lộ 1A huyết mạch là Đường cao tốc Bắc- Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền nam và bắc Việt Nam. Tuy nhiên, khác với Quốc lộ 1A nối dài từ Lạng Sơn đến Cà MauĐường cao tốc Bắc – Nam chỉ nối từ Hà Nội tới Cần Thơ với tổng chiều dài 1.900 km. Nguồn Wikipedia.


 


Việc phát triển mạng lưới giao thông nên rất cần các con đường khác như đường tránh, đường cao tốc để giảm thiểu áp lực cho các tuyến giao thông chính là tuyến quốc lộ 1A cũng như các tuyến đường quốc lộ khác. Hệ thống đường cao tốc của nước ra hiện nay có 22 tuyến đường cao tốc đã và đang được xây dựng. Có những tuyến cao tốc đã được đưa vào sử dụng và có hiệu quả rất cao.


 


CAO TỐC LÀ GÌ? QUY CHUẨN CAO TỐC HIỆN NAY


 


Nước ta hiện nay có 22 đường cao tốc được đánh số từ CT01 đến CT22 trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều tuyến cao tốc đã đưa vào sử dụng với các tên gọi quen thuộc như cao tốc Pháp Vân, cao tốc Long Thành- Dầu Giây, cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, cao tốc Trung Lương,..


Hiện nay không có tiêu chuẩn nào được đặt ra khi làm hệ thống đường cao tốc Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung thì các đường cao tốc ở Việt Nam đều được xây dựng với quy mô từ 4 – 6 làn bao gồm 2-3 làn mỗi chiều và đều liên kết đến các quốc lộ và các đường cao tốc khác ở nơi mà đường cao tốc đi qua. Tốc độ các đường cao tốc ở Viêt Nam đều được thiết kế tối đa từ 100 – 120 km/h.


Biển hiệu được thiết kế trên 1 tấm khiên hình chữ nhật có nền màu vàng, viền đen, Số tuyến đường được hiển thị sau chữ “CT”. Biển hiệu thường được hiển thị ở một số vị trí khác nhau. Chúng được hiển thị ở các giao lộ giữa cao tốc với các đường quốc lộ vào các đường khác. Thứ 2, chúng được hiển thị tại các bảng chỉ đường đặt ở các giao lộ với các đường chính và cao tốc khác, để người đi đường có thể biết được hướng các đi và đi theo đường đã chọn. Thứ 3, chúng có thể được hiển thị trên các biển chỉ dẫn màu xanh lá cây lớn cho biết các nút giao thông sắp tới trên đường cao tốc, ngoài ra việc hiển thị trên các biển chỉ dẫn màu xanh lá cây lớn còn cho biết đã vào hay đi hết đường cao tốc.


 


cao tốc dọc quốc lộ 1a
Phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc


 


 


TUYẾN QUỐC LỘ 1A CÓ NHỮNG ĐƯỜNG CAO TỐC NÀO?


          Dọc theo tuyến quốc lộ 1A có đường cao tốc Bắc Nam kéo dài từ Hà Nội đến Cần Thơ và các tuyến đường cao tốc khác. Cụ thể là:


  • CT 01: Cao tốc Bắc Nam
  • CT 03: Cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn
  • CT 06: Cao tốc Nội Bài- Hạ Long – Móng Cái
  • CT 07: Cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên
  • CT 04: Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng
  • CT 20: Cao tốc vành đai 3 Hà Nội
  • CT 02: Cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng
  • CT 14: Cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt


 


Các tuyến đường cao tốc được xây dựng giúp rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực đồng thời giảm áp lực cho các tuyến đường chủ chốt ở khu vực đó.


THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN CAO TỐC CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?


Không phải phương tiện nào cũng được tham gia lưu thông trên đường cao tốc, đặc biệt là các phương tiện 2 bánh và xe thô sơ do không đáp ứng được yêu cầu về tốc độ. Khi gặp cao tốc chúng ta cần chú ý các vấn đề sau đây.


  • Cao tốc cho phép phương tiện nào tham gia và phương tiện nào không được phép tham gia.
  • Tốc độ khi đi trên đường cao tốc, hệ thống đường cao tốc luôn có các biển báo quy định tốc độ, cần chú ý để đảm bảo an toàn.
  • Chú ý quan sát khi đi trên cao tốc, tránh các sự cố xảy ra.
  • Đến các điểm giao cần chú ý các phương tiện khác đặc biệt là phương tiện thô sơ để đảm bảo an toàn.


Thời gian chuyển hàng Bắc Nam hoặc xe khách được rút ngắn rất nhiều nhờ các tuyến đường cao tốc. Người dân có thể an tâm về chất lượng của đường cao tốc khi tham gia giao thông vì đường cao tốc được kiểm tra hằng ngày để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia lưu thông.


 


Chúc các bác tài luôn vững tay lái trên mọi tuyến đường. An toàn là trên hết!!!

Scroll to Top